Năng lực là gì?
Năm 1959 với bài viết trên tạp chí Tâm lý học của R.W White “Xem xét lại động lực làm việc: Khái niệm về năng lực” lúc này thuật ngữ năng lực bắt đầu thịnh hành. Trong bài viết của White giải thích rằng bởi vì mọi người về bản chất có khả năng tự động viên để đạt được năng lực. Nếu tổ chức có các mô hình năng lực và kích hoạt nó thì có thể tạo ra được hiệu quả cao trong công việc.
Một trong những định nghĩa đơn giản về năng lực lõi(Competency) là thứ bạn cần để hoàn thành công việc cụ thể.
Một định nghĩa khác về năng lực là khả năng hoàn thành công việc hiệu quả. Hay tập hợp các kiến thức, kỹ năng, hành vi để hoàn thành công việc.
Năng lực là khả năng áp dụng hoặc sử dụng một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và khả năng liên quan cần thiết để thực hiện thành công “các chức năng công việc quan trọng” hoặc các nhiệm vụ trong một bối cảnh công việc xác định. Năng lực được xem là tiêu chuẩn cơ bản trong việc xác định mức độ kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để thành công tại nơi làm việc.
Và cũng là tiêu chí để xác định những gì cần cải thiện cho người đi làm.
Các nhà quản lý và lãnh đạo cần các năng lực lõi nào?
Trong tổ chức việc tập trung vào phát triển năng lực và kỹ năng giúp nhà lãnh đạo phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, các kỹ năng cần thiết cho một vị trí cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào cấp lãnh đạo cụ thể trong tổ chức. Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận năng lực, các tổ chức có thể xác định năng lực cụ thể cho từng vị trí.
Các năng lực cơ bản của lãnh đạo:
Dẫn dắt tổ chức
- Quản lý sự thay đổi
- Giải quyết vấn đề và ra quyết định
- Quản lý và tạo ảnh hưởng
- Chấp nhận rủi ro và đổi mới
- Thiết lập tầm nhìn và chiến lược
- Quản lý công việc
- Phát triển các hoạt động kinh doanh
- Hiểu và định hướng cho tổ chức
Lãnh đạo bản thân
- Tập trung vào đạo đức và tính trung thực
- Thể hiện định hướng và mục đích
- Thể hiện tầm vóc lãnh đạo
- Nâng cao khả năng tự học
- Quản lý bản thân
- Nâng cao khả năng tự nhận thức
- Phát triển khả năng thích ứng
Lãnh đạo người khác
- Giao tiếp hiệu quả
- Phát triển đồng đội
- Đánh giá cao sự đa dạng và khác việc
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ
- Quản lý hiệu quả nhóm và làm việc nhóm
Source: Adapted from McCauley, C. (2006). Developmental assignments: Creating learning experiences without changing jobs. Greensboro, N.C.: Center for Creative Leadership Press. Permission granted from the Center for Creative Leadership to republish CCL’s Model of Leader Competencies.
Tổng quan các mô hình của thế giới
Mô hình năng lực lõi của Northhouse
Mô hình 9 năng lực lõi của Thinking School
Source:
Northouse, Peter G.. Leadership: Theory and Practice (Kindle Location 2762). SAGE Publications. Kindle Edition
https://www.cgma.org/resources/tools/cgma-competency-framework.html
Thinkingschool.vn