Kỹ năng đào tạo giảng viên
Kỹ năng đào tạo giảng viên là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải có của nhà lãnh đạo. Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng nhỏ: đào tạo giảng viên nội bộ, kỹ năng giảng dạy online, xây dựng và quản lý môn học trên LMS, ứng dụng hệ thống LMS trong đào tạo và quản lý đào tạo.
Đào tạo giảng viên nội bộ
Đây là kỹ năng cơ bản mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có. Thông qua đào tạo nội bộ, việc truyền thông các chiến lược, kỹ năng và các hướng dẫn công việc được thực hiện với chi phí thấp, dễ dàng điều chỉnh theo từng đối tượng. Tuy nhiên, việc đào tạo nội bộ nếu không có một phương pháp và hệ thống hỗ trợ sẽ có nhiều bất lợi:
- Học viên có thể xem đây như một hoạt động giải lao hoặc trốn tránh công việc. Nếu không có hệ thống đo lường chất lượng, việc đào tạo sẽ khó đảm bảo hiệu quả.
- Nếu không có e-learning, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí di chuyển rất lớn cho cả giảng viên lẫn học viên
- Nếu đã có e-learning nhưng giảng viên và người quản lý đào tạo không biết cách tạo tương tác và động viên, học viên sẽ học với tâm thế nhàm chán, qua loa.
- Nếu không có hệ thống LMS hỗ trợ, nhà quản lý đào tạo phải thực hiện rất nhiều công tác hành chính, không còn thời gian để cải tiến, nâng cao hiệu quả đào tạo.
Nhà quản lý cần thành thạo kỹ năng giảng dạy online, xây dựng quản lý môn học và ứng dụng LMS để quản lý đào tạo. Từ đó, việc đào tạo nội bộ mới thật sự phát huy những lợi ích vốn có của nó.
Kỹ năng giảng dạy online
Kỹ năng giảng dạy online (đào tạo trực tuyến) là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ lãnh đạo nào cũng cần phải có trong bối cảnh hiện đại. E-learning đang cách mạng hóa việc đào tạo, giúp giảng viên và người lãnh đạo dễ dàng thực hiện việc giảng dạy cho nhân viên.
Để có thể làm được việc này, người lãnh đạo và giảng viên cần có khả năng thiết kế một khóa học chuẩn, thiết kế và thực hiện một clip bài giảng, tương tác và động viên, đánh giá học viên online. Một người dạy online ban đầu có thể gặp một số rào cản và nỗi sợ vô hình: nỗi sợ nói trước ống kính, xây dựng các tài nguyên số hóa (quiz, bài tập, game tương tác). Để vượt qua chuyên này, người dạy cần bước những bước đầu tiên. Sau mỗi lần thực hiện, sự tự tin sẽ được gia tăng.
Xem thêm và 4 yếu tố quyết định đến việc dạy online thành công tại đây.
Xây dựng và quản lý môn học trên LMS
Bên cạnh kỹ năng giảng dạy online, giảng viên và nhà quản lý cần có khả năng xây dựng và quản lý môn học trên LMS. Đây là khả năng triển khai toàn bộ một lớp học, từ việc thiết kế chương trình học tập, giảng dạy và kiểm soát chất lượng bằng hệ thống LMS. Với sự hỗ trợ của LMS, giảng viên và nhà quản lý có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng đào tạo, tiến độ học tập và đánh giá học viên một cách trực quan theo thời gian thực. Việc giảng dạy bằng hệ thống LMS đòi hỏi giảng viên phải có kỹ năng ứng dụng LMS một cách thành thạo.
Ứng dụng LMS trong đào tạo và học tập
Bằng việc kết hợp ứng dụng LMS trong đào tạo, doanh nghiệp có thể triển khai việc giảng dạy nội bộ một cách hiệu quả, tối ưu chi phí, chuẩn hóa chất lượng và dễ dàng gia tăng quy mô đào tạo. Các nhà quản lý đào tạo thường phải đương đầu với khối lượng công việc lớn, chi tiết, đòi hỏi sự chính xác cao, khó thu thập đầy đủ dữ liệu đào tạo về học viên nên không thể phân tích, đánh giá khách quan, cải tiến hiệu quả học tập và đào tạo.
Một hệ thống LMS đủ tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Một hệ thống LMS cần có đủ các thành phần: e-learning (nơi tổ chức các nội dung bài giảng), livestreaming (phòng học trực tuyến thời gian thực), dashboard – bảng quản lý (kiểm soát tình hình học tập, tiến độ làm các bài tập và chấm điểm, các chỉ số của lớp học), mobile app.
Nếu nhà lãnh đạo có khả năng vận hành và ứng dụng LMS một cách triệt để trong doanh nghiệp, chất lượng học tập của nhân viên sẽ gia tăng đáng kể.
Quản lý đào tạo
Đây là một kỹ năng quan trọng bậc nhất mà lãnh đạo tổ chức cần phải có. Người lãnh đạo cần xây dựng khung năng lực nhân viên (competent framework), từ đó thiết kế chương trình phát triển nhân sự: đào tạo (training), huấn luyện (coaching consult), cố vấn (mentoring).
- Đánh giá nhu cầu phát triển: khảo sát, phỏng vấn, quan sát, chấm điểm, kiểm tra
- Kết quả: chỉ ra khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và yêu cầu cần đạt (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
- Thiết kế và triển khai chương trình phát triển nhân sự: chương trình đào tạo (đào tạo nội bộ, chuyên gia từ bên ngoài) và chương trình huấn luyện, cố vấn
- Đánh giá hiệu quả đào tạo: khảo sát, phỏng vấn, quan sát, chấm điểm, kiểm tra
Kết luận
Đào tạo giảng viên là một kỹ năng quan trọng cần phải có của nhà lãnh đạo. Nếu có một chương trình đào tạo chất lượng hiệu quả, hiệu suát của đội ngũ sẽ gia tăng. Để thực hiện được việc này, người lãnh đạo cần có khả năng triển khai đào tạo lẫn ứng dụng công nghệ, nhất là hệ thống LMS để việc giảng dạy được diễn ra hiệu quả và chất lượng nhất.
Thinkingschool.vn
Tham khảo: