Kỹ năng Nhận thức về đạo đức và hành động theo chuẩn mực đạo đức
Nhận thức và Hành động có đạo đức là điều nên và phải làm, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hành. Vì tiêu chuẩn đạo đức của cá nhân, cộng đồng và xã hội khác nhau và đôi khi đối nghịch. Đạo đức có nhiều định nghĩa, đặc biệt bài viết này trình bày 3 tư tưởng chính. Aristotle cho rằng đạo đức tập trung vào các đức tính như công bằng, rộng lượng và bác ái có lợi cho cá nhân và xã hội. Kant cho rằng đạo đức là nghĩa vụ và trách nhiệm mà con người bị ràng buộc bởi lý trí để tôn trọng và được tôn trọng. Trường phái thứ 3 cho rằng mọi người nên được theo nguyên tắc đơn giản: điều gì phục vụ cho hạnh phúc của số đông?
Thiết lập nhận thức đạo đức cá nhân tại nơi làm việc
Các tiêu chuẩn nhận thức và hành động theo đạo đức được từng tổ chức thiết lập. Khung năng lực nhận thức đạo đức được được xây dựng trên các chín nền tảng phổ quát được đề xuất như sau:
Làm thế nào để chúng ta xây dựng một thể chế đạo đức?
1. Thiết lập hệ giá trị đạo đức tổ chức
2. Đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của đạo đức tại nơi làm việc
3. Thiết lập quy tắc ứng xử rõ ràng mà tất cả nhân viên phải tuân theo
4. Đào tạo một nhóm đặc biệt (thường thuộc bộ phận Nhân sự) làm trung gian hoặc đưa ra quyết định khi các tình huống khó xử về đạo đức xảy ra
5. Dự đoán những tình huống khó xử về đạo đức
6. Cảnh giác trước những xung đột đạo đức trước khi chúng trở thành những vấn đề lớn hơn
7. Xem xét một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau
8. Luôn cập nhật các công cụ và tài nguyên hỗ trợ các cá nhân và công ty đưa ra các lựa chọn đúng đắn về mặt đạo đức
9. Xem xét các tác động của vấn đề trong tương lai của nơi làm việc
10. Tạo nơi báo cáo vi phạm ẩn danh
11. Thực hiện một hệ thống kỷ luật nhân viên vi phạm quy tắc đạo đức
Thinkingschool.vn