Kỹ năng nhạy bén kinh doanh

Chia sẻ:

Nhạy bén kinh doanh là gì?

Là sự nhìn nhận, đánh giá các yếu tố trong nội bộ như Tầm nhìn của tổ chức, Năng lực đội ngũ, Tài lực, Vật lực, sau đó kết hợp các yếu tố bên ngoài như Độ lớn thị trường, Nhu cầu khách hàng, Đối thủ cạnh tranh, Tình hình chính trị, … từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.

Có những kỹ năng nào?

Trong quá trình triển khai đào tạo và tổng hợp các nghiên cứu, để có thể thực hiện tốt việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Tổ chức cần có 9 kỹ năng lõi sau:

Kỹ năng Nhạy bén kinh doanh

Lãnh đạo và tư duy chiến lược: giúp Tổ chức có cùng một định hướng chung và dài hạn (3-5 năm), từ đó giúp tổ chức có sự phân bổ đồng đều về các nguồn lực, đảm bảo sự phát triển lâu dài

Mô hình và công cụ kinh doanh: giúp các nhà lãnh đạo có cách hiểu sâu sắc về cách thức vận hành kinh doanh. Điểm đặc biệt là các mô hình đã được kiểm định trong môi trường kinh doanh thực tế, vì vậy mang tính ứng dụng cao

Thị trường và Môi trường kinh doanh: là 2 yếu tố tác động lớn vào kết quả, tăng trưởng của công ty. Hiểu biết và ổn định các yếu tố trên là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững

Kinh tế học cho nhà quản lý: nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách các tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các kiến thức Kinh tế học dành cho Doanh nghiệp hoàn toàn thực tế, giúp nhà lãnh đạo hiểu về sự vận động Cung – Cầu, các giới hạn khả năng sản xuất, chi phí cơ hội và hiệu quả.

Khai thác số liệu kinh doanh: Dữ liệu là một trong những tài sản quan trọng nhất của tổ chức, là nền tảng để giúp tổ chức trong việc

  • Ra quyết định
  • Tìm kiếm cơ hội phát triển sản phẩm / dịch vụ mới
  • Giải mã nhu cầu khách hàng qua phân tích số liệu thay vì lời nói
  • Tối ưu hóa nguồn lực từ kết nối dữ liệu các phòng ban

Marketing: là hoạt động dẫn đầu giúp tạo dựng Thương hiệu, thu hút sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng. Trong thời đại số, kỹ năng Marketing được xem là hoạt động không thể bỏ qua của các Doanh nghiệp

Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp: là kỹ năng quan trọng bậc nhất trong việc chuyển khách hàng tiềm năng thành khách hàng, mang lại doanh thu cho Tổ chức

Quản lý tài chính cho nhà quản lý: Tài chính được ví như mạch máu của Doanh nghiệp, vì vậy sự tham gia quản lý “mạch máu” này không chỉ bó hẹp trong phạm vi phòng/ ban Tài chính, kế toán, mà đây là nhiệm vụ cấp thiết dành cho tất cả các cấp quản lý. Tùy vào Mô hình của tổ chức, vai trò trách nhiệm của từng vị trí mà sẽ có những cấp bậc kiến thức, kỹ năng khác nhau

Đổi mới và khởi nghiệp: Thị trường luôn biến động, nhu cầu khách hàng luôn thay đổi, vì vậy các cá nhân trong Tổ chức cần có Tư duy, Kỹ năng để sáng tạo, bắt kịp nhịp điệu của những sự thay đổi. Đồng thời tinh thần đổi mới và khởi nghiệp giúp Tổ chức tạo ra nguồn năng lượng tích cực.

Thinkingschool.vn

Thinking School @2018