Mô hình năng lực lõi của OECD

Chia sẻ:

Giới thiệu Khung năng lực OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD xây dựng khung năng lực OECD với các định nghĩa quan trọng sau:

  1. Năng lực chuyên môn: là loại năng lực cụ thể cần phải có để làm được 1 công việc cụ thể. Năng lực chuyên môn thay đổi tùy thuộc vào công việc
  2. Năng lực lõi: là sự tổng hợp các khả năng được đòi hỏi ở mọi vị trí, mọi công việc. Bất cứ ai đều cần thể hiện được năng lực lõi. Vị trí công việc sẽ ảnh hưởng tới tính chất và độ chuyên sâu của năng lực lõi.
  3. Khung năng lực OECD thể hiện 15 năng lực lõi và được chia làm 3 nhóm: nhóm năng lực chuyển hóa (Đạt kết quả), nhóm năng lực chiến lược (Kế hoạch cho tương lai), và nhóm năng lực giữa các cá nhân (Xây dựng các mối quan hệ).

Năng lực OECD

5 cấp độ của khung năng lực OECD

Mỗi cấp độ trong khung năng lực lõi đều có những mốc cụ thể để đo lường hành vi của cá nhân xem người đó có thể hiện được ở cấp độ tương xứng với vị trí của mình hay không.

  • Cấp độ 1: Dành cho các công việc như Trợ lý, Thư ký, Kỹ thuật viên
  • Cấp độ 2: Chuyên viên thống kê, Nhân viên phòng Quản lý và Hành chính, Nhân viên phòng Logistics
  • Cấp độ 3: Nhà phân tích Kinh tế/Chính sách, hoặc Chuyên viên Nhân sự
  • Cấp độ 4: Các quản lý tầm trung
  • Cấp độ 5: Trưởng chi nhánh, Giám đốc, Phó Giám đốc, Cố vấn chiến lược

Nguồn tham khảo

OECD framework

Mô hình 9 năng lực của Thinking School

Thinkingschool.vn

Thinking School @2018