Nguyên tắc SMART trong thiết kế mục tiêu

Đã có achievable sao lại còn Relevant/Realistic trong nguyên tắc đặt mục tiêu SMART 1. Nguyên tắc SMART là viết tắt của 5 chữ S: Specific – Cụ thể M: Measurable – đo lường được A: Achievable – có thể đạt được R: Relevant/Realistic – liên quan/thực tế T: Time-bound – trong khoảng thời gian nhất định 2. Nguyên tắc SMART là một trong những lý thuyết giúp chúng ta đặt mục tiêu một cách tốt và hiệu quả. nhưng câu hỏi đặt ra là đã có tiêu chí có thể đạt được (achievable) sao lại có R (realistic/relevant) tính thực tế/liên quan. Ta thử phân tích ví dụ bên dưới để xem ứng dụng của nguyên tắc này Ví dụ: tôi sẽ đọc 1 cuốn sách (300trang)/2 tuần

  • Cụ thể: đạt được 1 cuốn/2 tuần
  • Đo lường: với con số cụ thể hoàn toàn đo lường được
  • Có thể đạt được: Hoàn toàn có thể
  • Thực tế: Có thể thực tế/ có thể không. Thực tế nếu tất cả tâm tư cho việc đọc sách và ưu tiên cho nó thì hoàn toàn thực tế. Ngược lại chúng ta có quá nhiều lựa chọn, còn có hàng tá việc phải làm thì hoàn toàn không thực tế chẵng hạn chúng ta còn có học thi, học trên trường, đi làm thêm, đi chơi với bạn bè, cày game lên level,… (liên quan chỗ này cũng có thể xem xét ví dụ đọc liên tục 1 cuốn sách 300 trang/2 tuần có liên quan đến mục tiêu lớn hiện tại trong năm của bạn không. Ví dụ bạn làm công tác review sách thì liên quan cần đọc nhiều, nhanh hơn. Còn nếu năm nay bạn phải làm tốt nghiệp, làm luận văn, đi thực tập, đi làm thêm ,…có thể mục tiêu này không liên quan lắm)
  • Thời gian cụ thể: đạt được thời gian rất cụ thể trong 2 tuần.

3. Qua ví dụ có thể thấy mặc dù bạn cảm thấy có thể đạt được nhưng có thể nó không liên quan hay hiện thực. Nên khi đặt mục tiêu bên cạnh việc xét chúng ta làm được hay không cũng cần xét đến tính liên quan hay thực tế của nó. Để có thể đảm bảo đó thực sự là mục tiêu của các bạn và mình có thể đạt được.

Điểm đánh giá: 5/5 (1)

XEM HẾT Add a note
BẠN
Thêm bình luận của bạn
 
Thinking School @2018